Sakura Exchange Program in Science là chương trình trao đổi khoa học và văn hóa giữa các bạn trẻ ở Châu Á và Nhật Bản, thuộc dự án Japan-Asia Youth Exchange Program in Science của Quỹ Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (Japan Science and Technology Agency-JST). Chương trình này nhằm nâng cao sự quan tâm của giới trẻ Châu Á đối với khoa học và công nghệ hàng đầu của Nhật Bản tại các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu tại đây.

Chương trình Sakura 2018 diễn ra trong vòng 10 ngày, từ 19/10/2018 đến 29/10/2018 tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc gia Kagoshima. Trong chuyến đi lần này, Đoàn sinh viên của Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng đã có cơ hội được tìm hiểu và học tập và tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại của một trong những quốc gia phát triển về lĩnh vực khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới, cũng như trải nghiệm nền văn hóa đặc trưng của người dân xứ Mặt trời mọc. Trong Đoàn sinh viên giao lưu lần này, khoa Quản lý Dự án vinh dự có 2 bạn sinh viên tham gia (Vũ Thị Thùy Dung lớp 15KX1 và Trần Thị Tú Uyên lớp 15QLCN). “Thời gian tham quan học tập tuy không dài nhưng đã để lại cho Đoàn chúng tôi những ấn tượng, kỷ niệm, bài học không thể nào quên về đất nước hoa anh đào tươi đẹp, mến khách và hiện đại” – Bạn Thùy Dung chia sẻ.

Đoàn khởi hành vào khoảng gần 12h ngày 18/10 tại sân bay Đà Nẵng và mất khoảng hơn 8 tiếng để đến sân bay Fukuoka, Nhật Bản. Ngay từ lúc đặt chân xuống sân bay Fukuoka, chúng tôi, ai ai cũng cảm nhận một cách rõ nét tính cách con người Nhật Bản. Sự chỉnh chu, nhiệt tình, hiếu khách của những thầy cô từ phía Trường bạn đã làm chúng tôi vô cùng cảm kích. Sau hơn 2 giờ đồng hồ trên những con đường sạch sẽ, trật tự, an toàn thì điểm đến đầu tiên khi đặt chân đến đây là Kitakyushu Smart Community.

Tại Kitakyushu Innovation Gallery & Studio, chúng tôi được tìm hiểu về lịch sử của đảo Kyushu, và các dự án nghiên cứu sinh thái của Thành phố trong tương lai với mục tiêu phát triển một xã hội bền vững và ít carbon hơn. Năng lượng sinh thái (gió, mặt trời, ...) đã được vào sử dụng tại nhiều nơi của Thành phố, bên cạnh đó, dự án ứng dụng khí Hydrogen cũng đang được đưa vào thử nghiệm. Để đạt được những thành công ban đầu như vậy chính là ở tinh thần nỗ lực, không ngừng vươn lên để vực dậy lại một đảo Kyushu tươi đẹp, mến khách và hiện đại như bây giờ sau thảm họa ô nhiễm môi trường không khí và biển nặng nề vào những năm 1960 ở vùng Kyushu Japan

 Đoàn sinh viên Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng chụp ảnh kỷ niệm trước Kitakyushu Innovation Gallery cùng với đại diện của trường NIT.

Ngày hôm sau, Đoàn chúng tôi tiếp tục được đi tham quan tìm hiểu những kiến thức lịch sử về con người và tự nhiên tại bảo tàng Kitakyushu Museum of Natural and Human History. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên và Nhân loại được kết hợp từ ba bảo tàng thành phố riêng biệt trước đây nên vô cùng rộng lớn. Các thành viên trong Đoàn như được bước qua cánh cửa thần kì của Doremon để quay ngược thời gian trở lại thời cổ đại để tìm hiểu về sự phát triển của Trái đất qua những hiện vật, hóa thạch đại cổ sinh thực sự, bộ xương khổng lồ của các loài khủng long cách đây hàng tỷ năm. Điều thú vị trên hết là khi bước vào phòng du hành thời gian và xtôi cuộc sống ở Kitakyushu hàng triệu năm trước. Chứng kiến các loài đã tuyệt chủng từ lâu như cá, côn trùng và khủng long được minh họa sống động bằng CGI và hoạt họa điện tử. Ngoài ra Bảo tàng còn có khu tái hiện cuộc sống sinh hoạt của người dân Nhật Bản trước đây thông qua khu Lễ hội địa phương.

Cũng trong ngày hôm đó, chúng tôi được tham quan tự do và trải nghiệm công nghệ thực tế và hiện đại tại Kitakyushu Science Museum. Bảo tàng này rất hiện đại và hữu ích, đặc biệt đối với trẻ tôi vì có thể cho trẻ tiếp xúc sớm với nền khoa học một cách trực quan hơn chứ không đơn thuần là chỉ trí tưởng tượng.​​

 Đoàn chụp ảnh kỷ niệm trước khu vực của Bảo tàng.

Tạm biệt vùng Fukuoka, xe tiếp tục lăn bánh đưa chúng tôi đến gần hơn với vùng Kagoshima và chúng tôi đã vinh dự được mời theo dõi cuộc thi Robocon vùng Kyushu để xtôi các đội từ các trường đến tham dự cuộc thi Robocon. Theo lời giới thiệu của thầy cô dẫn đoàn thì đây được xem là cuộc thi lớn nhất vùng Kyushu dành cho sinh viên các trường kĩ thuật. Năm nay, cuộc thi quy tụ 20 đội tham gia đến từ 10 trường nổi tiếng trong vùng với chủ đề Bottle flip cafe. Cuộc thi mang đến cho tất cả thành viên trong Đoàn một trải nghiệm thật sự thú vị về quy mô tổ chức, tinh thần thi đấu và cách giáo dục thực tế của người Nhật.​

Quy mô của cuộc thi Robocon lớn nhất khu vực Kuyshu

Qua cuộc thi này, các thành viên trong Đoàn cũng mong muốn có cơ hội được giao lưu thi đấu và học hỏi giữa các sinh viên Việt Nam và sinh viên Nhật Bản.

Đoàn sinh viên Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng chụp ảnh cùng Lãnh đạo vùng Kyushyu và Trường cao đẳng Công nghệ Kagoshima.

Những ngày tiếp theo chúng tôi đến Trường cao đẳng Công nghệ Kagoshima để tham dự các lớp học về cơ khí, kỹ thuật điện – điện tử, quy hoạch đô thị, ... cùng các bạn sinh viên Nhật Bản theo phương pháp “Học theo dự án” hay còn gọi là PBL (Project based learning). Với phương pháp này, sinh viên trực tiếp trao đổi, nghiên cứu, thảo luận với nhau để đưa ra cách giải quyết một vấn đề cụ thể và tạo ra sản phẩm để mô phỏng hướng giải quyết cho vấn đề đó. Ngoài ra, tại các buổi học, thầy cô bên cạnh việc giảng dạy lý thuyết thì luôn đan xen các hoạt động nhóm kết hợp thí nghiệm để giảng dạy cũng như tạo điều kiện để các sinh viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, giúp sinh viên càng hiểu sâu hơn vấn đề, áp dụng tối ưu kiến thức khoa học vào thực tế. Đây cũng là một phương pháp giảng dạy mới đang được trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng triển khai áp dụng cho chương trình đào tạo Chất lượng cao. Có thể nói nơi đây là một môi trường nghiên cứu, học tập rất tốt cho bất cứ ai muốn trở thành thành viên tại Kagoshima College.

Trong quá trình tham gia lớp học, chúng tôi còn được tập sự thành ban giám khảo để tự chấm điểm cho phần thuyết trình bằng tiếng anh về sản phẩm do nhóm các bạn sinh viên Nhật tự lên ý tưởng và hiện thực hóa bằng mô hình cụ thể và sáng tạo. Tuy sự trình bày chưa được trôi chảy nhưng các bạn đã mạnh dạn thuyết trình và giải đáp thắc mắc từ người nghe. Đó là một điều rất đáng trân trọng, đặc biệt là đối với những sinh viên nhỏ tuổi. 

Tham gia lớp học theo pp PBL tại trường Cao đẳng Công nghệ Quốc gia Kagoshima.

Sinh viên QLDA tham gia vào các lớp học kỹ thuật.

Đoàn đã được nghe giới thiệu về trường, về các khoa và được tham quan khuôn viên của Trường, khu giáo dục thể chất và các phòng thí nghiệm, ... và cũng có hoạt động giao lưu với English Club – nơi quy tụ những bạn sinh viên Nhật trẻ, nhiệt huyết và đam mê. Chúng tôi trò chuyện, hỏi han nhau, chia sẻ những truyền thống, văn hóa và các món ăn nổi tiếng của hai quốc gia với nhau bằng tiếng anh. Ngoài ra chúng tôi cũng có một buổi tham gia cùng hoạt động thuyết trình lên ý tưởng của các bạn học sinh Trường NIT, Miyakonojo.

Giao lưu giữa sinh viên hai trường tại Câu lạc bộ Tiếng Anh.

Theo kế hoạch của chương trình Sakura, chúng tôi còn được dẫn đi tham quan các nhà máy, tập đoàn lớn về kỹ thuật – công nghệ tại Kagoshima như Sumitomo Rubber Industries, Sony Stôiiconductor Manufacturing Corporation, Toyota Body Research & Development Co, và trung tâm vũ trụ Jaxa. “Việc đi tham quan công ty ngoài thực tế như thế này, tôi được tìm hiểu về lịch sử hình thành, dây chuyền sản xuất, cách thức quản lý cũng như quy trình kiểm soát chất lượng của công ty. Đây cũng là cơ hội cho các sinh viên quan tâm, biết thêm nhiều thông tin cần thiết nếu có dự định xin việc”- Bạn Tú Uyên chia sẻ. Qua chuyến tham quan thực tế này, chúng tôi đã học hỏi thêm nhiều tin tức mới về công nghệ hiện đại như về hãng xe Toyota đã giới thiệu mẫu xe Lexus thế hệ mới sử dụng gương chiếu hậu “kỹ thuật số” tích hợp camera giúp người lái quan sát tốt hơn hay quá trình để những thiết bị điện tử, đặc biệt vào những ngày trời mưa hoặc thời tiết làm ảnh hưởng tới tầm nhìn tài xế thì chiếc gương có gắn camera sẽ giúp người điều khiển dễ dàng quan sát bên ngoài, giảm thiểu tai nạn. Ngoài ra, Đoàn cũng được giới thiệu về khả năng chịu lực của xe, khả năng đàn hồi của xe, cách thức chế tạo để bảo vệ tính mạng con người khi có va đập tai nạn. Hay đến tập đoàn chất bán dẫn Sony hàng đầu thế giới hay tại Công ty Cao su Sumitomo được xtôi tận mắt quy trình sản xuất lốp, từ giai đoạn đưa cao su vào cho đến khi thành phẩm. Các quy trình sản xuất hầu như đều được tự động hóa, chỉ có công nhân thực hiện nhiệm vụ vận hành. Ngoài ra, đoàn còn được giới thiệu một loại lốp xe mới - loại lốp xe không cần không khí mà công ty sẽ áp dụng trong thời gian tới.

Trong quá trình tham quan nhà máy, chúng tôi luôn cảm nhận thấy sự yêu nghề của từng nhân viên ở mỗi bộ phận khác nhau, thấy được niềm vui của mỗi người khi làm việc, chúng tôi nghĩ đó cũng là lý do mà Nhật Bản luôn đạt được sự thành công trên thế giới.

Chuyến tham quan tại công ty Sumitomo Rubber Industries.

Một bức ảnh kỉ niệm từ SONY Stôiiconductor Manufacturing Corporation.

Cùng với lịch trình dày đặc, Đoàn của chúng tôi còn được thầy cô hướng dẫn của Trường cao đẳng Công nghệ Kagoshima đưa đi tham quan ngôi đền trong thành phố Kirishima Shrine, tham quan các khu phố, các siêu thị và mua sắm…và không quên thưởng thức các món ăn ngon, mang đậm bản sắc truyền thống của Nhật Bản như Sushi, Tempura, … Và cũng có một đêm mà chúng tôi không thể nào quên được, đó chính là cảm giác trải nghiệm đi tàu điện ở Fukuoka. Chúng tôi đã phải mất hơn 1 giờ đồng hồ để đến được ga mình mong muốn và khi đến được trung tâm thành phố thì tất cả các cửa hàng đều đã tắt đèn. Trên đường về khách sạn, các thành viên trong Đoàn đã tản bộ trò chuyện với nhau thật vui.

Ngày Đoàn đến trường Cao đẳng Miyakonojo, trong khoảng thời gian ở trường, Đoàn được tham quan các mô hình cũng như các dự án mà sinh viên đang thực hiện. Sau đó, cả đoàn có cơ hội được thưởng thức trà đạo ở trường. Đây là một trong những nền văn hóa nổi bật nhất của Nhật. Từ cách đón tiếp niềm nở, các nghi lễ uống trà, cách pha trà đặc biệt, tất cả tạo nên một không khí tuyệt vời. Chúng tôi còn được tặng những con hạc giấy mà theo những người ở đây, nó như mang lại một sự may mắn, an lành và bình yên.

Buổi Trà đạo được tổ chức bởi Câu lạc bộ sinh viên Trà đạo tại trường Miyakonojo.

Sau 8 ngày ở Kagoshima với những trải nghiệm tuyệt vời và đầy thú vị, Đoàn quay về Kagoshima College trước khi về lại Fukuoka và chia sẻ lại kết quả của chuyến đi cho những người tổ chức chương trình và những người quan tâm khác, cũng như chuẩn bị cho chuyến bay về lại Việt nam, kết thúc chuyến tham quan và học tập tại Nhật bản.

Trên quãng đường di chuyển, ngẫm lại chúng tôi cảm thấy mình thật may mắn vì được tham quan, học tập tại Trường cao đẳng Công nghệ Kagoshima, đến thăm đất nước Nhật Bản. Bên cạnh việc học tập những tiến bộ của đất nước công nghệ 4.0, chúng tôi  còn học được những kiến thức mới, sự nhiệt huyết và tinh thần ham học hỏi từ các thành viên trong Đoàn.

Một số hình ảnh tham quan và học tập của Thầy cô và sinh viên trường Đại học Bách Khoa

Đoàn sinh viên Đại học Bách khoa chụp ảnh kỷ niệm tại Trung tâm vũ trụ JAXA.

Tham quan đền Kagoshima Jingu thời Thiên hoàng Jimmu.

Sinh viên Khoa QLDA trong buổi lễ Closing Ceremony tại Kagoshima College.

Kết thúc trải nghiệm 10 ngày học tập và tham quan tại Nhật Bản là buổi lễ Closing Ceremony được tổ chức tại Trường Cao đẳng Công nghệ Kagoshima với sự có mặt của tất cả bạn sinh viên trong đoàn và các giảng viên đã giúp đỡ đoàn trong suốt chuyến đi. Chúng tôi vô cùng biết ơn những gì mà thầy cô và các bạn sinh viên Trường cao đẳng Công nghệ Kagoshima đã dành cho Đoàn chúng tôi, cảm ơn Trường Đại học Đà Nẵng – Đại học Bách Khoa đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho chuyến đi của chúng tôi thành công một cách tốt đẹp, giúp chúng tôi hiểu thực tế hơn, sâu sắc hơn về đất nước và con người Nhật bản, về hệ thống giáo dục đại học, cách thức học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ở đất nước có trình độ phát triển cao. Và điều đó cũng chính là động lực thúc đẩy bản thân cố gắng cho chính mỗi cá nhân khi đang học tập trên ghế nhà trường.   

Vũ Thị Thùy Dung – Lớp 15KX1

Trần Thị Tú Uyên – Lớp 15QLCN