Năm 2015, Đại học Đà Nẵng tiếp tục tuyển sinh ngành Quản Lý Công Nghiệp do Khoa Quản lý Dự án quản lý và đào tạo (mã ngành D510601), chỉ tiêu 60 sinh viên.
I.Tổ hợp môn xét tuyển:
1. Toán, Vật lí, Hóa học
2. Toán, Vật lí, Tiếng Anh
II. Một vài thông tin tuyển sinh về ngành Quản Lý Công Nghiệp qua các năm:
Năm 2014: chỉ tiêu 60 - điểm vào ngành 18,5đ - tỷ lệ chọi 1,6
Năm 2013: chỉ tiêu 55 - điểm vào ngành 19,5đ - tỷ lệ chọi 3,9
Năm 2012: chỉ tiêu 60 - điểm vào ngành 16,0đ - tỷ lệ chọi 3,6
Năm 2011: chỉ tiêu 60 - điểm vào ngành 15,5đ - tỷ lệ chọi 1,4
Năm 2010: chỉ tiêu 60 - điểm vào ngành 16,5đ - tỷ lệ chọi 1,2
III. Cơ hội làm việc sau khi ra trường:
Tốt nghiệp ngành Quản Lý Công Nghiệp trường ĐH Bách Khoa, sinh viên có thể đảm nhận ngay vị trí quản lý ở các bộ phận kế hoạch, điều độ sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý dự án... làm việc trong các đơn vị sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty vận tải, công ty dịch vụ v.v...
Các sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Công nghiệp được trang bị các khái niệm, phương pháp luận và công nghệ căn bản trong lĩnh vực quản lý công nghiệp thể hiện bằng:
- Năng lực áp dụng kiến thức toán học, xác suất và thống kê, phân tích kinh tế kỹ thuật
- Năng lực thiết kế một hệ thống, một thành tố hệ thống hay một quá trình sản xuất trong doanh nghiệp.
- Năng lực sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng, và công cụ công nghệ hiện đại cần thiết cho công tác quản lý hoạt động công nghiệp.
- Năng lực thiết kế và tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm liên quan tới phân tích rủi ro và phân tích dữ liệu.
- Năng lực nhận biết và giải quyết các vấn đề công nghệ có liên quan tới các yếu tố vật chất và con người.
- Năng lực làm việc trong một nhóm đa ngành và đa dạng về văn hoá.
- Nhận thức về nhu cầu và có năng lực thực hiện việc học tập suốt đời .
- Hiểu biết về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Kỹ sư Quản lý công nghiệp có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ:
- Quản lý các hoạt động thiết kế, phát triển, và cải tiến công nghệ.
- Nghiên cứu và kết hợp được các công nghệ mới phù hợp trong việc thiết kế và điều hành hệ thống sản xuất trong doanh nghiệp;
- Xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề phức hợp trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau;
- Làm việc trong một nhóm dự án kết hợp nhiều lĩnh vực quản lý và kỹ thuật với phong cách chuyên nghiệp.
Cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường: Sinh viên của ngành Quản lý Công nghiệp được trang bị những hiểu biết cơ bản trong lĩnh vực công nghệ và kiến thức chuyên sâu về quản lý hoạt động của các hệ thống sản xuất công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật… Sau khi ra trường, họ có thể làm việc tại hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như các nhà máy sản xuất cơ khí, điện, hoá chất, các công ty xây dựng, các doanh nghiệp tư vấn - đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ như: bảo dưỡng kỹ thuật, giao thông vận tải, các đơn vị cung ứng, hoặc tham gia nghiên cứu giảng dạy tại các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu. Đặc biệt, các kỹ sư Quản lý Công nghiệp được trang bị kỹ năng để thường xuyên làm việc trong một nhóm gồm các thành viên thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề, và họ chính là cầu nối giữa nhân viên kỹ thuật và nhân viên kinh doanh trong đơn vị; điều này cũng chính là nét đặc trưng tạo nên sự phong phú dồi dào về cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành quản lý công nghiệp.